Thư viện số CYQ » Tài liệu Thư viện số » Nhũ Tương Thuốc Là Gì? Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sinh Khả Dụng Của Nhũ Tương Thuốc
(162)
(3)
(0)
(0)
(0)
(24)
(4469)
(2)
Nhũ tương thuốc là một dạng bào chế trong công nghiệp dược phẩm. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, nhũ tương thuốc có thể có nhiều dạng cũng như tác dụng điều trị khác nhau. Vậy để hiểu rõ về những tính chất của nhũ tương thuốc, hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Nhũ tương là một dạng hệ phân tán cơ học vi dị thể, được tạo thành từ hai chất lỏng không hòa tan trong nhau. Trong nhũ tương, một trong hai chất lỏng được gọi là pha phân tán (pha nội hoặc pha không liên tục) được phân tán trong chất lỏng còn lại, gọi là môi trường phân tán (pha ngoại hoặc pha liên tục), dưới dạng các hạt nhỏ có kích thước từ 0,1 đến hàng chục micromet.
Nhũ tương thuốc là một loại dạng thuốc lỏng hoặc mềm được sử dụng để uống, tiêm hoặc bôi ngoài da, và nó được chế tạo bằng cách sử dụng các chất nhũ hoá để kết hợp đồng nhất hai chất lỏng không hòa tan. Trong trường hợp này, hai chất lỏng được sử dụng thường được đặt tên là “Dầu” và “Nước” theo quy ước thông thường. Dầu bao gồm các dầu, mỡ, sáp, tinh dầu, chất Nhựa và các dược chất không tan trong nước. Nước bao gồm nước cất, nước thơm, nước sắc, nước hãm hoặc các dung dịch nước của các dược chất khác.
Một số chế phẩm được bào chế dưới dạng nhũ tương thuốc trên thị trường hiện nay như: Thuốc nhũ tương điều trị gàu và ngứa da đầu JASUNNY, Nhũ tương nhỏ mắt Cationorm, Nhũ tương pha tiêm truyền Etomidate-Lipuro, nhũ tương điều trị chứng đầy hơi Espumisan L 30ml,…
Tiêu chí phân loại | Đặc điểm |
Theo nguồn gốc | – Nhũ tương thiên nhiên: có sẵn trong thiên nhiên như sữa động vật, hạt có dầu.
– Nhũ tương nhân tạo: dùng chất nhũ hoá, lực phân tán để tạo nhũ tương. |
Theo tỷ lệ pha phân tán và môi trường phân tán | – Nhũ tương loãng: có nồng độ pha nội ≤ 2%.
– Nhũ tương đặc: có nồng độ pha nội > 2%. Trong thực tế đa số nhũ tương thuốc là các nhũ tương đặc có nồng độ pha phân tán từ 10 – 15%, cá biệt có trường hợp chiếm 80-90% |
Theo mức độ phân tán | – Vi nhũ tương: kích thước tiểu phân rất nhỏ gần bằng tiểu phân keo hệ vi dị thể.
– Nhũ tương mịn: kích thước tiểu phân từ 0,5 – 1,0 micromet. – Nhũ tương thô: kích thước tiểu phân từ vài micromet trở lên. |
Theo kiểu nhũ tương | – Nhũ tương kiểu D/N.
– Nhũ tương kiểu N/D. |
Theo đường sử dụng | Nhũ tương dùng trong
– Nhũ tương tiêm truyền: tiêm bắp dùng được cả hai loại nhũ tương, tiêm truyền chỉ dùng nhũ tương D/N kích thước tiểu phân nhỏ hơn 0,5 micromet. Không được tiêm nhũ tương thuốc trực tiếp vào cột sống bất kể nhũ tương đó là D/N hay N/D. – Nhũ tương uống: chỉ dùng các nhũ tương kiểu D/N thường là các potio nhũ tương. Nhũ tương dùng ngoài: để bôi, xoa, đắp có thể dùng cả hai nhũ tương. Nhưng nhũ tương D/N dễ rửa sạch hơn và không gây bẩn quần áo. |
Thành phần của nhũ tương bao gồm hai pha chính: môi trường phân tán và pha phân tán.
Trong trường hợp các nhũ tương có tỷ lệ pha phân tán so với môi trường phân tán rất thấp, chỉ cần ít lực gây phân tán cũng có thể tạo ra nhũ tương. Tuy nhiên, với các nhũ tương thuốc và các loại nhũ tương đòi hỏi tính ổn định cao, tỷ lệ pha phân tán rất cao, đòi hỏi việc duy trì tính ổn định của nhũ tương trong thời gian dài.
Để đảm bảo tính ổn định của nhũ tương thuốc và các sản phẩm nhũ tương khác, cần có một thành phần thứ ba, đó là các chất nhũ hoá ổn định. Những chất này đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho các tiểu phân của pha nội được phân tán đồng đều trong pha ngoại và đảm bảo tính liên tục và đồng đều của hệ nhũ tương. Chất nhũ hóa giúp ngăn chặn tình trạng tách lớp, kết tụ hoặc phân tán của nhũ tương trong quá trình sử dụng.
Phân loại | Đặc điểm |
Các carbohydrate | Là các chất có phân tử lớn dễ hoà tan hoặc trương nở trong nước tạo dịch keo có độ nhớt lớn
Hay dùng là các loại gôm, pectin, thạch, tinh bột, chất nhầy, các alginat |
Các Saponin | Là các heterosid phân tử có hai phần: aglycol không phân cực thân dầu và đường phân cực thân nước. Là các chất diện hoạt có khả năng nhũ hoá thực sự và gây thấm mạnh. Dễ tan trong cồn và nước là chất nhũ hoá tạo kiểu nhũ tương D/N. |
Các protein | Gồm gelatin, sữa, lòng đỏ trứng và dẫn chất. Các chất này có phân tử lớn dễ hoà tan hoặc phân tán trong nước tạo dịch keo có độ nhớt lớn (chất keo thân nước) và là chất nhũ hoá tạo kiểu nhũ tương D/N. |
Các sterol | Cholesterol và các dẫn chất có nhiều trong Lanolin (sáp lông cừu), mỡ lợn, Dầu Cá, lòng đỏ trứng. Cấu tạo hai phần: thân dầu và thân nước nên có tác dụng diện hoạt và có khả năng nhũ hoá, gây thấm. |
Các Phospholipid | Lecithin có nhiều trong lòng đỏ trứng, đỗ tương là chất diện hoạt nhũ hoá mạnh. Không tan nhưng dễ phân tán trong nước, tạo kiểu nhũ tương D/N. Không độc nên được dùng nhiều điều chế nhũ tương hỗn dịch uống, tiêm, dùng ngoài. Dễ bị OXH bởi ánh sáng, không khí, môi trường kiềm. |
Các chất diện hoạt | Các chất này thu được bằng phương pháp tổng hợp hoặc chiết xuất từ nguyên liệu thực vật, động vật, khoáng vật. Đặc tính chung của nhóm là có khả năng hấp thụ trên bề mặt phân cách pha và tạo thành lớp đơn, đa phân tử hoặc các ion được định hướng làm thay đổi bản chất phân cực của bề mặt và giảm năng lượng bề mặt giữa hai pha. Các chất diện hoạt điển hình là hợp chất lưỡng thân trong phân tử của chúng chứa cả phần thân nước và thân dầu. |
Các chất nhũ hoá ổn định | Đây là những chất đại phân tử, bao gồm cả các polyme tự nhiên và tổng hợp, được sử dụng để tạo sự ổn định trong các hệ thống nhũ tương. Chúng giúp tăng độ nhớt của pha ngoại và hấp phụ lên bề mặt phân cách pha. Chức năng chính của các chất nhũ hóa ổn định là giữ cho các tiểu phân của pha nội được phân tán đồng đều trong pha ngoại và ngăn chúng kết tụ hoặc tách ra.
Một số chất nhũ hóa ổn định như Các poly oxyethylen glycol (PEG), alcol polyvinylic, dẫn chất của cellulose. |
Sự hình thành nhũ tương luôn kèm theo sự hấp thu năng lượng cơ học, bề mặt được tạo ra mang năng lượng tự do, mà năng lượng này phụ thuộc tổng diện tích bề mặt tiếp xúc và sức căng bề mặt hai pha.
Để giảm năng lượng tự do phải giảm sức căng bề mặt thì nhũ tương mới dễ hình thành và bền vững. Để giảm sức căng bề mặt người ta chọn chất diện hoạt phù hợp.
Chất nhũ hoá có khả năng gây phân tán và quyết định kiểu nhũ tương sẽ hình thành. Chất nhũ hoá thường có một phần thân dầu và một phần thân nước nên khi cho một lượng nhỏ vào hai pha lỏng không đồng tan thì phân tử các chất này được định hướng và tập trung bề mặt tiếp xúc hai pha làm giảm sức căng bề mặt hai pha và tạo ra màng mỏng đứng trung gian giữa pha dầu và pha nước và cong vòng cung về phía pha lỏng nào mà nó dễ tan dễ thấm hơn như một lớp áo bao lấy các tiểu phân của pha phân tán, lớp áo này có độ bền nhất định có khi mang điện tích tạo ra lực đẩy tĩnh điện giúp các tiểu phân cản trở kết tụ các tiểu phân phân tán.
Ảnh hưởng lớp điện tích cùng dấu xung quanh các tiểu phân pha phân tán
Theo thuyết DLVO (Dejagine – Landau – Vervey – Overbek) các tiểu phân pha phân tán trong nhũ tương đồng thời chịu hai lực tác động:
– Lực hút Van der waals.
– Lực đẩy tĩnh điện giữa các tiểu phân mang điện tích cùng dấu.
Nếu lực hút Van der waals lớn hơn lực đẩy tĩnh điện thì nhũ tương không bền vững và dễ dàng phân lớp. Hàng rào năng lượng chống lại sự va chạm giữa các tiểu phân làm chúng khó tập hợp lại với nhau. Hàng rào năng lượng cân bằng sự thay đổi năng lượng động học các tiểu phân thì nhũ tương bền vững nhưng vẫn có thể xảy ra tách lớp.
Môi trường phân tán có độ nhớt càng lớn thì nhũ tương càng bền.
Để tăng độ bền vững của nhũ tương D/N cần thêm chất có thể tăng độ nhớt của môi trường phân tán hoặc dùng các xà phòng kim loại hoá trị hai trở lên đối với nhũ tương N/D.
Khi hai pha có tỷ trọng gần bằng nhau nhũ tương sẽ dễ hình thành nhũ tương. Ngược lại nếu hai pha có tỷ trọng khác nhau thì nhũ tương thu được không bền vững.
Hiện tượng tách riêng hai pha là do môi trường tiểu phân pha phân tán trong nhũ tương chịu tác động của hai lực ngược chiều nhau: trọng lực kéo xuống và lực đẩy archimede.
Nhũ tương càng bền vững khi nồng độ pha phân tán càng nhỏ.
Một số yếu tố khác như phương pháp phối hợp chất nhũ hóa, cách phối hợp các pha, cường độ và thời gian tác dụng lực gây phân tán, nhiệt độ và pH môi trường phân tán cũng ảnh hưởng ít nhiều đến độ bền vững và Sinh khả dụng của nhũ tương.
Nguyên tắc điều chế
Chất nhũ hóa được hòa tan trong lượng lớn pha ngoại, sau đó thêm từ từ pha nội vào, vừa thêm vừa phân tán đến khi hết pha nội và tiếp tục phân tán cho đến khi nhũ tương đạt yêu cầu.
Thích hợp điều chế ở quy mô công nghiệp. Thiết bị gây phân tán là máy khuấy chân vịt, máy khuấy cánh quạt…
Nguyên tắc điều chế
Lưu ý
Nguyên tắc điều chế
Lưu ý
Phương pháp áp dụng khi có dung môi vừa đồng tan với tướng ngoại để hòa tan tướng nội và chất nhũ hóa.
Chất mềm, mịn màng đồng nhất giống như kem hoặc lỏng đục trắng giống như sữa là các đặc điểm quan trọng để đánh giá chất lượng của nhũ tương. Khi pha dầu và pha nước trong nhũ tương đã tách ra hoặc thành lớp riêng, và khuấy lắc không thể khôi phục lại trạng thái đồng nhất, thì nhũ tương coi như hỏng. Điều này thường xảy ra khi sự phân tán không đủ tốt hoặc khi tỷ lệ giữa các thành phần không đúng.
Phương pháp thử | D/N | N/D |
Pha loãng với dầu hoặc nước | Trộn lẫn được với nước. Không trộn lẫn được với dầu | Ngược lại |
Nhuộm màu bằng chất màu tan trong nước hoặc dầu | Nhận xét bằng cảm quan và soi trên kính hiển vi | |
Đo độ dẫn điện | Pha liên tục cho dòng điện chạy qua là nước | Pha liên tục cho dòng điện chạy qua là dầu |
– Hình dạng và kích thước tiểu phân của pha phân tán
– Tỷ lệ pha phân tán
– Độ nhớt của môi trường phân tán và pha phân tán, độ nhớt của nhũ tương
– Thời gian phân hủy và bán hủy của nhũ tương
Nhũ tương dễ bị tách lớp, ôi khét và phát triển nấm mốc nếu không được bảo quản đúng cách. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các sản phẩm như nhũ tương thuốc uống hoặc dùng ngoài. Bảo quản nhũ tương trong chai lọ sạch khô, nút kín ở nơi mát, tránh nhiệt độ thay đổi.
Ảnh hưởng của nhiệt độ: Nhiệt độ có thể ảnh hưởng đáng kể đến sự ổn định của nhũ tương. Nhiệt độ cao có thể gây oxy hóa các chất béo, trong khi nhiệt độ thấp có thể làm kết tinh nước và dẫn đến tách lớp.
Chất bảo quản: Để bảo quản nhũ tương, có thể sử dụng các chất bảo quản như alcol, Glycerol, nipagin, nipazol, Benzalkonium clorid, clocresol, tocoferol và BHT. Các chất này có thể được sử dụng để kiểm soát sự tách lớp, ôi khét và nấm mốc trong nhũ tương.
Bao bì và hướng dẫn sử dụng: Bao bì của nhũ tương thường cần có dung tích lớn hơn so với dung tích thực của sản phẩm để tạo không gian để lắc trước khi sử dụng. Trên nhãn chế phẩm nhũ tương thường được ghi “lắc trước khi dùng”.
Có thể hoà tan hoặc không hoà tan thêm dược chất có tác dụng hiệp đồng và các chất phụ. Tỷ lệ pha dầu trong công thức là rất cao, do đó cần sử dụng một hỗn hợp chất nhũ hóa như gôm arabic, adragant, hoặc thạch, hoặc hỗn hợp tween – span để đảm bảo sự ổn định và đồng đều của sản phẩm.
Dầu parafin 35g
Tween 80 và span 80 6g
Nước cất vđ 100ml
Làm thuốc nhuận tràng cho người bệnh.
Nhũ tương thuốc là một dạng bào chế trong công nghiệp dược phẩm. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, nhũ tương thuốc có thể có nhiều dạng cũng như tác dụng điều trị khác nhau. Vậy để hiểu rõ về những tính chất của nhũ tương thuốc, hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Nhũ tương là một dạng hệ phân tán cơ học vi dị thể, được tạo thành từ hai chất lỏng không hòa tan trong nhau. Trong nhũ tương, một trong hai chất lỏng được gọi là pha phân tán (pha nội hoặc pha không liên tục) được phân tán trong chất lỏng còn lại, gọi là môi trường phân tán (pha ngoại hoặc pha liên tục), dưới dạng các hạt nhỏ có kích thước từ 0,1 đến hàng chục micromet.
Nhũ tương thuốc là một loại dạng thuốc lỏng hoặc mềm được sử dụng để uống, tiêm hoặc bôi ngoài da, và nó được chế tạo bằng cách sử dụng các chất nhũ hoá để kết hợp đồng nhất hai chất lỏng không hòa tan. Trong trường hợp này, hai chất lỏng được sử dụng thường được đặt tên là “Dầu” và “Nước” theo quy ước thông thường. Dầu bao gồm các dầu, mỡ, sáp, tinh dầu, chất Nhựa và các dược chất không tan trong nước. Nước bao gồm nước cất, nước thơm, nước sắc, nước hãm hoặc các dung dịch nước của các dược chất khác.
Một số chế phẩm được bào chế dưới dạng nhũ tương thuốc trên thị trường hiện nay như: Thuốc nhũ tương điều trị gàu và ngứa da đầu JASUNNY, Nhũ tương nhỏ mắt Cationorm, Nhũ tương pha tiêm truyền Etomidate-Lipuro, nhũ tương điều trị chứng đầy hơi Espumisan L 30ml,…
Tiêu chí phân loại | Đặc điểm |
Theo nguồn gốc | – Nhũ tương thiên nhiên: có sẵn trong thiên nhiên như sữa động vật, hạt có dầu.
– Nhũ tương nhân tạo: dùng chất nhũ hoá, lực phân tán để tạo nhũ tương. |
Theo tỷ lệ pha phân tán và môi trường phân tán | – Nhũ tương loãng: có nồng độ pha nội ≤ 2%.
– Nhũ tương đặc: có nồng độ pha nội > 2%. Trong thực tế đa số nhũ tương thuốc là các nhũ tương đặc có nồng độ pha phân tán từ 10 – 15%, cá biệt có trường hợp chiếm 80-90% |
Theo mức độ phân tán | – Vi nhũ tương: kích thước tiểu phân rất nhỏ gần bằng tiểu phân keo hệ vi dị thể.
– Nhũ tương mịn: kích thước tiểu phân từ 0,5 – 1,0 micromet. – Nhũ tương thô: kích thước tiểu phân từ vài micromet trở lên. |
Theo kiểu nhũ tương | – Nhũ tương kiểu D/N.
– Nhũ tương kiểu N/D. |
Theo đường sử dụng | Nhũ tương dùng trong
– Nhũ tương tiêm truyền: tiêm bắp dùng được cả hai loại nhũ tương, tiêm truyền chỉ dùng nhũ tương D/N kích thước tiểu phân nhỏ hơn 0,5 micromet. Không được tiêm nhũ tương thuốc trực tiếp vào cột sống bất kể nhũ tương đó là D/N hay N/D. – Nhũ tương uống: chỉ dùng các nhũ tương kiểu D/N thường là các potio nhũ tương. Nhũ tương dùng ngoài: để bôi, xoa, đắp có thể dùng cả hai nhũ tương. Nhưng nhũ tương D/N dễ rửa sạch hơn và không gây bẩn quần áo. |
Thành phần của nhũ tương bao gồm hai pha chính: môi trường phân tán và pha phân tán.
Trong trường hợp các nhũ tương có tỷ lệ pha phân tán so với môi trường phân tán rất thấp, chỉ cần ít lực gây phân tán cũng có thể tạo ra nhũ tương. Tuy nhiên, với các nhũ tương thuốc và các loại nhũ tương đòi hỏi tính ổn định cao, tỷ lệ pha phân tán rất cao, đòi hỏi việc duy trì tính ổn định của nhũ tương trong thời gian dài.
Để đảm bảo tính ổn định của nhũ tương thuốc và các sản phẩm nhũ tương khác, cần có một thành phần thứ ba, đó là các chất nhũ hoá ổn định. Những chất này đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho các tiểu phân của pha nội được phân tán đồng đều trong pha ngoại và đảm bảo tính liên tục và đồng đều của hệ nhũ tương. Chất nhũ hóa giúp ngăn chặn tình trạng tách lớp, kết tụ hoặc phân tán của nhũ tương trong quá trình sử dụng.
Phân loại | Đặc điểm |
Các carbohydrate | Là các chất có phân tử lớn dễ hoà tan hoặc trương nở trong nước tạo dịch keo có độ nhớt lớn
Hay dùng là các loại gôm, pectin, thạch, tinh bột, chất nhầy, các alginat |
Các Saponin | Là các heterosid phân tử có hai phần: aglycol không phân cực thân dầu và đường phân cực thân nước. Là các chất diện hoạt có khả năng nhũ hoá thực sự và gây thấm mạnh. Dễ tan trong cồn và nước là chất nhũ hoá tạo kiểu nhũ tương D/N. |
Các protein | Gồm gelatin, sữa, lòng đỏ trứng và dẫn chất. Các chất này có phân tử lớn dễ hoà tan hoặc phân tán trong nước tạo dịch keo có độ nhớt lớn (chất keo thân nước) và là chất nhũ hoá tạo kiểu nhũ tương D/N. |
Các sterol | Cholesterol và các dẫn chất có nhiều trong Lanolin (sáp lông cừu), mỡ lợn, Dầu Cá, lòng đỏ trứng. Cấu tạo hai phần: thân dầu và thân nước nên có tác dụng diện hoạt và có khả năng nhũ hoá, gây thấm. |
Các Phospholipid | Lecithin có nhiều trong lòng đỏ trứng, đỗ tương là chất diện hoạt nhũ hoá mạnh. Không tan nhưng dễ phân tán trong nước, tạo kiểu nhũ tương D/N. Không độc nên được dùng nhiều điều chế nhũ tương hỗn dịch uống, tiêm, dùng ngoài. Dễ bị OXH bởi ánh sáng, không khí, môi trường kiềm. |
Các chất diện hoạt | Các chất này thu được bằng phương pháp tổng hợp hoặc chiết xuất từ nguyên liệu thực vật, động vật, khoáng vật. Đặc tính chung của nhóm là có khả năng hấp thụ trên bề mặt phân cách pha và tạo thành lớp đơn, đa phân tử hoặc các ion được định hướng làm thay đổi bản chất phân cực của bề mặt và giảm năng lượng bề mặt giữa hai pha. Các chất diện hoạt điển hình là hợp chất lưỡng thân trong phân tử của chúng chứa cả phần thân nước và thân dầu. |
Các chất nhũ hoá ổn định | Đây là những chất đại phân tử, bao gồm cả các polyme tự nhiên và tổng hợp, được sử dụng để tạo sự ổn định trong các hệ thống nhũ tương. Chúng giúp tăng độ nhớt của pha ngoại và hấp phụ lên bề mặt phân cách pha. Chức năng chính của các chất nhũ hóa ổn định là giữ cho các tiểu phân của pha nội được phân tán đồng đều trong pha ngoại và ngăn chúng kết tụ hoặc tách ra.
Một số chất nhũ hóa ổn định như Các poly oxyethylen glycol (PEG), alcol polyvinylic, dẫn chất của cellulose. |
Sự hình thành nhũ tương luôn kèm theo sự hấp thu năng lượng cơ học, bề mặt được tạo ra mang năng lượng tự do, mà năng lượng này phụ thuộc tổng diện tích bề mặt tiếp xúc và sức căng bề mặt hai pha.
Để giảm năng lượng tự do phải giảm sức căng bề mặt thì nhũ tương mới dễ hình thành và bền vững. Để giảm sức căng bề mặt người ta chọn chất diện hoạt phù hợp.
Chất nhũ hoá có khả năng gây phân tán và quyết định kiểu nhũ tương sẽ hình thành. Chất nhũ hoá thường có một phần thân dầu và một phần thân nước nên khi cho một lượng nhỏ vào hai pha lỏng không đồng tan thì phân tử các chất này được định hướng và tập trung bề mặt tiếp xúc hai pha làm giảm sức căng bề mặt hai pha và tạo ra màng mỏng đứng trung gian giữa pha dầu và pha nước và cong vòng cung về phía pha lỏng nào mà nó dễ tan dễ thấm hơn như một lớp áo bao lấy các tiểu phân của pha phân tán, lớp áo này có độ bền nhất định có khi mang điện tích tạo ra lực đẩy tĩnh điện giúp các tiểu phân cản trở kết tụ các tiểu phân phân tán.
Ảnh hưởng lớp điện tích cùng dấu xung quanh các tiểu phân pha phân tán
Theo thuyết DLVO (Dejagine – Landau – Vervey – Overbek) các tiểu phân pha phân tán trong nhũ tương đồng thời chịu hai lực tác động:
– Lực hút Van der waals.
– Lực đẩy tĩnh điện giữa các tiểu phân mang điện tích cùng dấu.
Nếu lực hút Van der waals lớn hơn lực đẩy tĩnh điện thì nhũ tương không bền vững và dễ dàng phân lớp. Hàng rào năng lượng chống lại sự va chạm giữa các tiểu phân làm chúng khó tập hợp lại với nhau. Hàng rào năng lượng cân bằng sự thay đổi năng lượng động học các tiểu phân thì nhũ tương bền vững nhưng vẫn có thể xảy ra tách lớp.
Môi trường phân tán có độ nhớt càng lớn thì nhũ tương càng bền.
Để tăng độ bền vững của nhũ tương D/N cần thêm chất có thể tăng độ nhớt của môi trường phân tán hoặc dùng các xà phòng kim loại hoá trị hai trở lên đối với nhũ tương N/D.
Khi hai pha có tỷ trọng gần bằng nhau nhũ tương sẽ dễ hình thành nhũ tương. Ngược lại nếu hai pha có tỷ trọng khác nhau thì nhũ tương thu được không bền vững.
Hiện tượng tách riêng hai pha là do môi trường tiểu phân pha phân tán trong nhũ tương chịu tác động của hai lực ngược chiều nhau: trọng lực kéo xuống và lực đẩy archimede.
Nhũ tương càng bền vững khi nồng độ pha phân tán càng nhỏ.
Một số yếu tố khác như phương pháp phối hợp chất nhũ hóa, cách phối hợp các pha, cường độ và thời gian tác dụng lực gây phân tán, nhiệt độ và pH môi trường phân tán cũng ảnh hưởng ít nhiều đến độ bền vững và Sinh khả dụng của nhũ tương.
Nguyên tắc điều chế
Chất nhũ hóa được hòa tan trong lượng lớn pha ngoại, sau đó thêm từ từ pha nội vào, vừa thêm vừa phân tán đến khi hết pha nội và tiếp tục phân tán cho đến khi nhũ tương đạt yêu cầu.
Thích hợp điều chế ở quy mô công nghiệp. Thiết bị gây phân tán là máy khuấy chân vịt, máy khuấy cánh quạt…
Nguyên tắc điều chế
Lưu ý
Nguyên tắc điều chế
Lưu ý
Phương pháp áp dụng khi có dung môi vừa đồng tan với tướng ngoại để hòa tan tướng nội và chất nhũ hóa.
Chất mềm, mịn màng đồng nhất giống như kem hoặc lỏng đục trắng giống như sữa là các đặc điểm quan trọng để đánh giá chất lượng của nhũ tương. Khi pha dầu và pha nước trong nhũ tương đã tách ra hoặc thành lớp riêng, và khuấy lắc không thể khôi phục lại trạng thái đồng nhất, thì nhũ tương coi như hỏng. Điều này thường xảy ra khi sự phân tán không đủ tốt hoặc khi tỷ lệ giữa các thành phần không đúng.
Phương pháp thử | D/N | N/D |
Pha loãng với dầu hoặc nước | Trộn lẫn được với nước. Không trộn lẫn được với dầu | Ngược lại |
Nhuộm màu bằng chất màu tan trong nước hoặc dầu | Nhận xét bằng cảm quan và soi trên kính hiển vi | |
Đo độ dẫn điện | Pha liên tục cho dòng điện chạy qua là nước | Pha liên tục cho dòng điện chạy qua là dầu |
– Hình dạng và kích thước tiểu phân của pha phân tán
– Tỷ lệ pha phân tán
– Độ nhớt của môi trường phân tán và pha phân tán, độ nhớt của nhũ tương
– Thời gian phân hủy và bán hủy của nhũ tương
Nhũ tương dễ bị tách lớp, ôi khét và phát triển nấm mốc nếu không được bảo quản đúng cách. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các sản phẩm như nhũ tương thuốc uống hoặc dùng ngoài. Bảo quản nhũ tương trong chai lọ sạch khô, nút kín ở nơi mát, tránh nhiệt độ thay đổi.
Ảnh hưởng của nhiệt độ: Nhiệt độ có thể ảnh hưởng đáng kể đến sự ổn định của nhũ tương. Nhiệt độ cao có thể gây oxy hóa các chất béo, trong khi nhiệt độ thấp có thể làm kết tinh nước và dẫn đến tách lớp.
Chất bảo quản: Để bảo quản nhũ tương, có thể sử dụng các chất bảo quản như alcol, Glycerol, nipagin, nipazol, Benzalkonium clorid, clocresol, tocoferol và BHT. Các chất này có thể được sử dụng để kiểm soát sự tách lớp, ôi khét và nấm mốc trong nhũ tương.
Bao bì và hướng dẫn sử dụng: Bao bì của nhũ tương thường cần có dung tích lớn hơn so với dung tích thực của sản phẩm để tạo không gian để lắc trước khi sử dụng. Trên nhãn chế phẩm nhũ tương thường được ghi “lắc trước khi dùng”.
Có thể hoà tan hoặc không hoà tan thêm dược chất có tác dụng hiệp đồng và các chất phụ. Tỷ lệ pha dầu trong công thức là rất cao, do đó cần sử dụng một hỗn hợp chất nhũ hóa như gôm arabic, adragant, hoặc thạch, hoặc hỗn hợp tween – span để đảm bảo sự ổn định và đồng đều của sản phẩm.
Dầu parafin 35g
Tween 80 và span 80 6g
Nước cất vđ 100ml
Làm thuốc nhuận tràng cho người bệnh.
(162)
(3)
(0)
(0)
(0)
(24)
(4469)
(2)